Công việc môi giới bất động sản: Dễ đi nhưng khó đến
Nghề môi giới bất động sản là một trong những nghề thu hút rất nhiều lao động, đặc biệt là các bạn trẻ. Tại Việt nam, nghề môi giới bất động sản hình thành tự phát và không có tiêu chuẩn nghề được ban hành rõ ràng. Nghề không yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm, chỉ cần nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng ở mỗi người qua phần phỏng vấn là có thể bắt đầu hành nghề.
Nhiều người nghĩ rằng, nghề môi giới bất động sản rất nhàn hạ, thu nhập cao. Thế nhưng, khi bước chân vào nghề mới biết sự khó khăn, vất vả, áp lực như thế nào. Bài viết sau sẽ cho chúng ta thấy một khía cạnh khác của nghề môi giới bất động sản và những kiến thức cần trang bị để bước vào nghề nghề môi giới bất động sản vững vàng hơn.
Mục lục
1. Nghề môi giới bất động sản: Dễ đi nhưng khó đến
Là một trong số ít nghề không đòi hỏi kinh nghiệm, bằng cấp, môi giới bất động sản thu hút được nhiều bạn trẻ, sinh viên mới ra trường muốn thành đạt. Muốn có những thành công và hào quang mà ngành bất động sản mang lại.
Nghề môi giới bất động sản không gò bó về thời gian, về môi trường làm việc. Trong môi trường này, mỗi cá nhân được học tập, tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm, phát triển bản thân. Đó cũng là lý do nhiều người chọn nghề môi giới bất động sản để phát triển mình.
Lương của nhân viên môi giới bất động sản không làm cho họ trở nên giàu có. Tuy nhiên, khoản hoa hồng từ 2-5% trên mỗi hợp đồng ký kết được mang lại cho họ thu nhập không hề nhỏ.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên bề nổi thì công việc nhẹ nhàng, tự do, được tiếp xúc với nhiều người, thu nhập cao, dễ dàng được tuyển chọn. Thế nhưng trên thực tế, nghề này lại chứa đựng những khó khăn, áp lực rất lớn. Nếu người làm nghề không đủ đam mê, kiên kì thì sẽ rất dễ bỏ cuộc. Chính vì thế mà nghề bất động sản được ví von “dễ đi nhưng khó đến”.
2.“Tảng băng chìm” của nghề môi giới bất động sản
Không ít người làm giàu từ nghề môi giới bất động sản, thu nhập lên đến hàng chục tới hàng trăm triệu mỗi tháng. Tuy nhiên, để đạt được con số đáng mơ ước này, không phải ai cũng đủ bản lĩnh, kiên trì để vượt qua những khó khăn mà nghề mang lại.
Người xưa vẫn thường có câu: nghề nào cũng có những giá trị, sướng khổ riêng của nghề đó. Và công việc môi giới bất động sản cũng vậy, bên cạnh những hào quang mà nó mang lại, thì nghề còn có vô vàn khó khăn, nó như tảng băng chìm có thể va đập và nhấn chìm bất kì ai không vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn mới vào nghề.
3. Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng BĐS
Có lẽ, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng là cản trở lớn nhất đối với người mới vào nghề. Đa số nguồn nhân lực của nghề môi giới bất động sản là các bạn trẻ, sinh viên mới trường. Với lực lượng này, khó khăn đầu tiên chính là việc tìm kiếm, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
Tham khảo: 4 bước để kết bạn với khách hàng tiềm năng trên Facebook.
Ví dụ như khi một dự án căn hộ hay đất nền được mở bán, công việc tiếp cận khách hàng, tư vấn, tìm hiểu nhu cầu và chốt sale các bạn trẻ còn khá lúng túng. Chưa kể đến họ không biết phải tìm khách hàng từ đâu? Làm cách nào để tiếp cận và làm khách hàng tin tưởng,…
Việc tìm kiếm khách hàng sẽ càng trở nên khó khăn hơn nếu họ không có sẵn một số vốn để đầu tư vào quảng cáo tiếp cận khách hàng. Thử thách, khó khăn đầu tiên này nếu vượt qua thì mới có thể tiếp tục được với nghề. Ngược lại, nếu không đủ kiên nhẫn, cá nhân sẽ nhanh chóng rời bỏ sân chơi.
Để có cách vượt qua, người nhân viên môi giới phải có tư duy, kiên trì và chăm chỉ. Thông qua các cách tiếp cận như mạng xã hội, đăng tin trên các group bất động sản, phát tờ rơi, telesales (dựa trên nguồn data sẵn có của công ty), đứng trực ở trước dự án, đứng standee kiếm khách, quảng cáo, SEO,… người môi giới có thể tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn
Xem thêm: 6 trang đăng tin BĐS hiệu quả.
4. Nghề môi giới bất động sản cần học rất nhiều kiến thức, kỹ năng
Mặc dù bước vào nghề không yêu cầu bằng cấp và trình độ. Tuy nhiên, về kỹ năng giao tiếp, kiến thức về dự án, kỹ năng đàm phán, chốt sale lại rất quan trọng. Nếu như thiếu hụt các kỹ năng này thì nhân viên môi giới rất khó kí được hợp đồng, thâm chí là mất khách hàng.
Khi một khách hàng ra quyết định mua căn hộ, biệt thự hay nhà phố thì ngoài chất lượng dự án, uy tín chủ đầu thì phần nhiều là ở khả năng giao tiếp và thuyết phục của nhân viên môi giới.
Không cần có bằng cấp nhưng kỹ năng “mềm” là yếu tố rất quan trọng. Đơn cử một ví dụ, người môi giới thành công ở bước tìm kiếm khách hàng, khách hàng đã đến để được nghe tư vấn. Tuy nhiên, người môi giới không có khả năng trình bày để khách hàng thấy được tiện ích, độ “hot” của dự án thì cũng rất khó chốt hợp đồng. Thứ 2, nếu không có khả năng giao tiếp tốt, ăn nói trôi chảy thì vẫn chưa đủ sức thuyết phục khách hàng tuyệt đối, dẫn đến việc khách vẫn đắn đo, phân vân, trong việc lựa chọn.
Thứ ba, khi người môi giới đã phải rất khó khăn để tư vấn, thuyết phục, chăm sóc khách hàng đến khi gần chốt được hợp đồng thì bị đối thủ cạnh tranh cướp mất khách hàng. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến, bởi vì nhân viên môi giới vẫn còn hạn chế trong giao tiếp, chưa chiếm được sự tin tưởng mạnh từ khách hàng nên đối thủ giao tiếp, thuyết phục tốt hơn đã kéo khách hàng về phía mình.
5. Bối rối trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng
Một trong những khó khăn lớn mà nghề môi giới bất động sản gặp phải đó là nắm bắt tâm lý khách hàng. Không ít trường hợp nhân viên môi giới vì không hiểu rõ tâm lý khách hàng trong quá trình tư vấn mà trình bày lan man, dông dài dẫn đến việc khách hàng không hứng thú và từ chối mua hàng.
Khi người môi giới không rõ khách hàng của mình muốn gì mà tư vấn lung tung, không đi vào trọng tâm, lúc này khách hàng sẽ không tin tưởng và tự động đưa kết luận dự án, sản phẩm không phù hợp với khả năng tài chính của mình và không bỏ tiền ra mua.
Một số trường hợp khách không hiểu rõ về sản phẩm đang bán, mơ hồ, thụ động trong tư vấn. Việc này sẽ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và tâm lý lo ngại của khách hàng.
Để khắc phục tình trạng này, người môi giới trong quá trình tư vấn đừng chỉ chăm chăm vào việc giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Thay vào đó, hãy đặt mình vào khách hàng mà trò chuyện, khai thác, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mình là gì? Họ đang phân vân, lo ngại chuyện gì để có cơ sở đưa ra lời khuyên, tư vấn giúp họ đưa ra những phương án tốt nhất để họ lựa chọn.
6. Tiêu chuẩn kiến thức giúp phát triển nghề môi giới BĐS chuyên nghiệp
Kiến thức về kinh tế học
Môi giới bất động sản là hoạt động của quá trình mua bán và kinh doanh bất động sản. Vì thế, ngoài kỹ năng giao tiếp, chốt sale, người môi giới cũng cần hiểu biết căn bản nhất về kinh tế học, hiểu về thị trường kinh tế, chứng khoán, tín dụng ….. Dựa vào kiến thức ngày, người môi giới sẽ có khả năng phân tích thị trường, phân tích về nguồn cung, nhu cầu khách hàng và phân phân khúc mà mình tham gia.
Kiến thức về Marketing cần cho nghề môi giới bất động sản
Trong tất cả các kiến thức mà nghề môi giới bất động sản cần có thì marketing là phần chủ chốt. Hầu hết khâu tìm kiếm khách hàng đều tiên quan đến hoạt động Marketing BĐS. Đây cũng là phần khó nhất cho người bất động sản mới vào nghề vì họ chưa có kinh nghiệm.
Nếu xuất thân từ một môi trường đã tiếp xúc với các hoạt động Marketing thì đó là một lợi thế. Nếu chưa có kiến thức nhiều thì người môi giới nên trang bị kiến thức căn bản về Marketing. Bởi vì việc nắm rõ các hoạt động về Marketing sẽ giúp người môi giới có nhiều ý tưởng về tiếp thị, quảng cáo, PR một bất động sản nào đó đến đúng khách hàng mục tiêu.
Kiến thức về Marketing giúp người môi giới am hiểu về thị trường mình nhiều hơn. Và trong kinh doanh mua bán, ai am hiểu thị trường và biết cách khai thác thị trường tiềm năng thì người đó sẽ chiến thắng.
Kiến thức về quản trị học
Để thành công trong nghề môi giới bất động sản, ngoài dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân, người môi giới cũng cần có cộng sự hay đồng nghiệp để cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
Kiến thức quản trị sẽ cần thiết để lãnh đọa đội nhóm, liên kết và phát huy sức mạnh của tập thể mình để phát triển bền vững trong nghề.
Kiến thức về luật
Quá trình giao dịch bất động sản là quá trình giao dịch một tài sản lớn. Để trở thành một chuyên gia giỏi trong nghề môi giới bất động sản, người môi giới phải có kiến thức về luật của bất động sản. Trong quá trình tư vấn, có nhiều trường hợp khách hàng cần sự tư vấn pháp lý trong giao dịch, vì thế, trang bị kiến thức về luật sẽ giúp người môi giới không bị thụ động và tạo được lòng tin đối với khách hàng nhiều hơn.
Kết:
Con đường đi trong nghề môi giới bất động sản không hề đơn giản, trên một chặng đường dài, người môi giới sẽ gặp nhiều khó khăn, áp lực, chông chênh về tương tai và không bằng phẳng như người ngoài ngành vẫn tưởng. Để đứng vững và phát triển tốt trong nghề, hãy trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và rèn luyện cho mình sự tự tin để làm một nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp.
Join The Discussion