8 am to 21 pm

Monday to Sunday

Văn phòng Pearl Plaza

Quận Bình Thạnh

Call us

0972.907.970

Compare Listings

7 khó khăn mà môi giới BĐS phải vượt qua khi hành nghề

7 khó khăn mà môi giới BĐS phải vượt qua khi hành nghề

Mở đầu:

Ngành môi giới BĐS là ngành có tỉ lệ ra vào rất cao, mỗi năm sẽ có hàng ngàn môi giới mới vào nghề, nhưng cũng có tương đương số đó sẽ nghỉ, vì độ khó khăn và khắc nghiệt của ngành môi giới bất động sản.

Do trước khi vào làm, phần lớn mọi người không hình dung được độ khó của ngành này, nên thấy người khác vào làm, thì mình vào làm theo, thêm nữa, bán được 1 BĐS kiếm vài chục triệu, hoặc bán được căn biệt thự, thì hoa hồng có thể lên đến vài trăm triệu, nhìn tưởng là ngon, là dễ, nên vào. Nhanh chóng sau đó không làm nổi thì nghỉ.

Sau đây là 7 điều khó mà môi giới BĐS phải vượt qua, Nếu bạn chấp nhận được thì mới trụ được với ngành này

Podcast 7 áp lực của môi giới BĐS

Áp lực 1: đòi hỏi nạp rất nhiều vitamin kiến thức

Đầu tiên, thì ngành môi giới BĐS đòi hỏi mình phải nạp một lượng kiến thức rất lớn, trước tiên là kiến thức về chính BĐS mình đang bán, nó có ưu nhược điểm gì, tiến độ thanh toán, chính sách bán hàng, vị trí, thiết kế, chủ đầu tư là ai, có năng lực gì, chương trình vay ngân hàng, pháp lý bất động sản, qui hoạch, phân tích chọn căn phù hợp nhu cầu khách ….

Trở ngại lớn về kiến thức BĐS, kỹ năng mềm giao tiếp với khách hàng.

Bên cạnh đó là kiến thức về thị trường xung quanh, hạ tầng, đường xá nào đang làm, sắp mở, tuyến cao tốc nào sắp hoàn thiện, và cả các dự án BĐS lân cận, dự án đối thủ, thị trường vĩ mô, theo dõi tin tức về kinh tế, tài chính.

Thêm nữa là liên tục nâng cao kỹ năng mềm, giao tiếp, kỹ năng bán hàng, sử dụng vi tính, laptop, các app phần mềm dành cho công việc, rất thành thạo.

Ngoài việc hiểu rõ về căn nhà, dự án đang bán, bạn còn phải nắm rõ những thông tin xung quanh, lân cận, thông tin bên lề, ngóc ngách nữa, rất nhiều. Nên nếu bạn nào chỉ xem công việc bán BĐS là nghề tay trái, làm chơi chơi, hay chỉ làm việc vào T7 CN, buổi tối , thì chắc chắn không phát triển bền vững nổi.

Áp lực 2: Chi phí marketing tìm kiếm khách hàng rất nhiều

Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Ngành môi giới BĐS buộc mình phải tiêu chi phí marketing tốn kém rất nhiều để tìm kiếm khách hàng. có 2 con đường tìm kiếm khách hàng, một là đổ sức và thời gian, đây là chiến lược dài hơi, hai là đổ tiền để nhanh chóng kiếm khách.

Môi giới ban đầu mới tập tành hay bỏ ra 500k – 1.tr chạy quảng cáo, rồi khi chạy quen thì tăng mức lên 5.tr-10.tr, rồi đến khi chơi lớn hơn thì có thể chơi tới 30-50.tr / tháng, và thậm chí là hơn. Rồi là ngồi ngóng ra từng lead, khách mới để lại contact số điện thoại, hoặc nhắn tin inbox.

Cứ khoảng 5-10 khách nhắn tin, thì mình mới hẹn gặp được 1 khách, đi xem dự án bất động sản, nếu bán được thì mới hưởng hoa hồng, còn không bán được thì sẽ mất hết chi phí chạy quảng cáo đó.

Có những bạn tiêu hết 50-70.tr ra rất nhiều khách, nhưng chốt deal không được, thì khá là buồn phiền. nhưng những môi giới giỏi họ sẽ chăm khách và theo khách, có khi mất 1-3 năm sau mới bán được cho khách đó.

Thêm nữa, môi giới chính là cánh tay nối dài về truyền thông MIỄN PHÍ cho Chủ đầu tư (CĐT) nhưng nhiều CĐT ứng xử với môi giới rất kém, rồi môi giới cũng nghỉ không bán dự án của CĐT đó.

Đối với bất động sản dự án, Khi bán được thì phí cũng không về ngay, một số dự án trả nhanh trong vòng 1-3 tháng, dự án trả chậm thì lên tới 6 tháng – 1 năm mới trả phí.

Để giải quyết bài toàn tìm kiếm khách hàng là một vấn đề rất khó, không chỉ với môi giới trẻ mới vào nghề, mà cả các môi giới lâu năm nhiều kinh nghiệm vẫn gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng mới. Các bạn môi giới cần nuôi dưỡng chăm sóc các mối quan hệ, duy trì kết nối liên lạc, xây dựng thương hiệu cá nhân, để khi họ có nhu cầu, họ sẽ nhớ đến mình.

Áp lực 3. Cạnh tranh với đội sale Inhouse của CĐT.

Trong bài này, Thành đang đề cập đến môi giới tự do, môi giới làm việc bên sàn đại lý.

Sale inhouse nghĩa là các môi giới bán hàng bên chủ đầu tư, CĐT có đội bán hàng nội bộ, thường số lượng ít thôi, 10-50 nhân viên, cá biệt số ít các tập đoàn lớn thì có đội quân bán hàng lên tới hàng ngàn. Bản thân chủ đầu tư cũng chạy quảng cáo mạnh có thể chi phí lên đến vài tỉ.

Và đội bán hàng sale Inhouse thường có thông tin đi trước sàn F1, cũng như, có một số thuận lợi hơn, và thường được trực ngay tại dự án, khách mà tự đến tham quan thì sẽ do đội bán hàng của CDT tiếp,

Môi giới sàn F1 thì có khi được trực, có khi không, và không được tiếp khách vãng lai, chỉ có hẹn khách tới, đặt giờ trước với admin, đăng ký tên khách trước, thì sale mới được tiếp. Trong khi đó, môi giới sàn F1 cũng chạy quảng cáo rất mạnh, nhiều khách xem quảng cáo rồi tự tới, thì chỉ để sale Inhouse tiếp.

Áp lực 4. Gặp môi giới BĐS không tốt, phá hoại.

Nhiều khi bạn chạy quảng cáo google ads, FB ads, thì những kẻ khác click phá chơi, vì cứ mỗi click vào xem là mình mất tiền, nên sẽ có những kẻ phá mình, họ cứ gõ search google tên dự án, rồi bấm vào những link đầu tiên, là những link chạy quảng cáo, để tốn tiền chơi.

Hoặc khi bạn có nhiều khách, bận rộn, nhờ đồng nghiệp tiếp dùm, dẫn đi xem dự án giúp, mà đồng nghiệp lại âm thầm bán được lại không hề báo mình, không chia. Nên phải chọn kỹ mặt để gửi vàng. Làm lâu thì bạn sẽ kinh nghiệm nhìn người, nhìn tính cách. và những người vậy, họ chỉ qua mặt mình được 1 lần, mình không bao giờ giao khách lần 2.

Áp lực 5. Sức ép từ chỉ tiêu bán hàng và khách hàng.

Đối với các sàn môi giới BĐS truyền thống, áp chỉ tiêu, KPI, thì môi giới sẽ có các áp lực, như là mỗi ngày phải gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, có bao nhiêu khách chịu nghe, cuối tuần phải hẹn được 5 khách đi xem BĐS, cuối tháng phải có 3 khách booking, trong 2 tháng phải có 1 giao dịch …

và cả áp lực từ phía khách hàng, có những khách hàng nêu ra rất nhiều yêu cầu nhưng … hơi bị vô lý

vd 1: Yêu cầu căn có vị trí đẹp, căn góc 2 mặt tiền các kiểu, nhưng giá phải rẻ như các căn ở trong kẹt.

vd 2: Khách tài chính thấp, lại muốn tìm mua căn nhà ở ngay, đã có sổ. Đối với BĐS dự án, khi căn nhà ra được sổ rồi thì gía trị sẽ tăng lên 1 bậc mới, khi chủ nhà bán ra họ cũng sẽ bán giá cao hơn giá khi chưa có sổ.

vd 3: Khách không muốn giữ chỗ, nhưng muốn tới ngày mở bán phải lấy được căn đẹp, không chênh.

vd 4: Khách yêu cầu cắt máu, chiết khấu thêm, mình dẫn đi xem rất nhiều, tư vấn rất nhiều thông tin dự án, nhiệt tình chăm chút các kiểu, xong họ đi mua của sale khác, vì sale khác chiết khấu thêm cho họ 1-2%, Ban đầu thì mình cũng rất bực, rồi mình nhận ra là, cuộc đời này có gieo có gặt, gieo hạt nào thì gặt quả ấy, khách không tốt thì cuộc sống sau này sẽ tự gặt lấy những điều tương xứng thôi.

Vd 5: khách yêu cầu mình đưa đi xem rất nhiều lần, nhiều căn, nhiều ngày, đôi khi khách hàng là người lớn tuổi, mình phải book xe đón đưa đi xem … nhưng cuối cùng không mua của mình, lại mua của sale khác..

Bạn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu nhu cầu của khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng, những điều họ mong muốn, hay những vấn đề họ e ngại không nói ra.

Khách hàng nhiều khi giấu kín, không nói rõ ra nhu cầu, mà chỉ nói chung chung, hoặc họ chưa rõ nhu cầu của chính họ, dẫn đến việc mình tư vấn mãi, giới thiệu đến 10 – 20 căn nhà mà vẫn không có cái nào khách ưng ý.

Tất nhiên cũng có rất nhiều khách dễ thương, biết tôn trọng công sức của môi giới

Môi giới cần học nhiều kỹ năng về đặt câu hỏi, khai thác nhu cầu khách hàng, để hiểu rõ họ mong muốn căn nhà như thế nào, nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp nhất với từng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tính chất công việc môi giới BĐS là liên tục, không có ngày nghỉ, T7 CN mới là ngày làm việc cật lực nhất, vì thường là ngày cuối tuần khách hàng đi xem BĐS nhiều nhất. Thời gian nghỉ ngơi do mình tự quyết định, nhưng khi mình nghỉ ngơi, thì các môi giới khác vẫn đang chạy vù vù vượt qua mình.

Áp lực 6. CĐT làm không tốt, sale bị mang tiếng.

Chủ đầu tư truyền thông, training rất rầm rộ, hoành tráng, mình thấy CĐT có vẻ mạnh đấy, nên tham gia bán hàng. Nhưng sau đó họ làm 1 nẻo, xây dựng chất lượng kém, bàn giao trễ, thậm chí là không bàn giao, khách hàng trách mình, làm sale mất khách ruột, mất uy tín, mất lòng tin. Chính vì vậy, môi giới cần quan sát đánh giá về CĐT, nếu cảm thấy họ kém, thì mình không bán dự án của họ, nếu cứ cố bán cho khách, sau này căn nhà nhận không tốt, sẽ trách mắng mình thậm tệ.

Áp lực 7: phí nhận chậm

Có những chủ đầu tư giam phí cả năm, có CDT lại chơi trò là trừ tiền marketing vào phí hoa hồng nữa, sale sẽ nản và không bán cho CDT đó nữa.

Để có tiền “tươi”, môi giới BĐS hay tham gia song song mảng bán sơ cấp, và bán thứ cấp. Hoặc phải tính toán dòng tiền “gối đầu”, khi bán được 1 căn nhà, thì dự trù 3-6 tháng kế tiếp mới nhận tiền, để dự trữ chi phí sinh hoạt, sống tiết kiệm và không hoang phí.
bên cạnh đó thì có những CDT tốt, trả phí nhanh thì sale sẽ chăm bán và bán lâu dài.

Kết :

Nghe kinh khủng nhưng vậy mới là nghề có sức cạnh tranh số 1 thị trường. Một môi giới bất động sản có thể bật khóc sau 1 giao dịch, hoặc vui ngất ngây khi chốt 1 deal triệu đô. Kiếm tiền với BĐS chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng kết quả đáng để theo nghề.

Nếu bạn là môi giới bất động sản, hãy chia sẻ câu chuyện, cảm nhận của bạn về ngành này nhé

Chúc các bạn đủ kiên cường vượt qua mọi thử thách khó khăn.


Related posts

Môi giới bất động sản có nên làm website cá nhân không ?

Website cá nhân BĐS là một công cụ hữu ích của môi giới để tiếp cận...

Continue reading

Tại sao Scan 3D VR căn hộ không được nhiều môi giới sử dụng ?

Matterport là 1 thiết bị rất hay để scan 3D 1 căn nhà, nó chụp hình hết căn...

Continue reading

Tự bán căn hộ nhanh chóng qua 5 bước đơn giản

Vào thời điểm này, năm 2023, Với rất nhiều chuyển biến khó khăn của thị...

Continue reading

Join The Discussion

Nội dung này đã được bảo vệ,
Vui lòng không copy, Cảm ơn bạn :)