Tại sao nhà nước không làm nhà ở giá rẻ rồi bán cho dân
Đây là một bài viết mang ý kiến cá nhân từ FB.
” Có một số bạn đặt ra câu hỏi này, và nghĩ do nhà nước không chịu làm, vậy thì thử phân tích xem việc này dễ hay khó nhé!
Việc xây nhà bán rẻ cho dân trong lịch sử đã có, theo lịch sử thì năm xưa có những khu cư xá, nhưng khu nhà ở khu vực Tân Bình ngày nay được xây và bán rẻ cho dân nhưng đó là chuyện thời xưa vì có đặc trưng riêng, còn nói đến chuyện thời nay, nếu nhà nước muốn xây nhà thì các việc cần làm là
Mục lục
Đất ở đâu mà xây ?
Đất công là cụm từ nói về đất nhà nước, ở trên cái thành phố này đất công có, nhưng cũng không nhiều. Các bạn nhìn vào bản đồ Sài Gòn sẽ còn thấy nhiều đất trống đặc biệt khu Bình Chánh hay khu Q9, nhưng đó đa phần là đất dân không phải đất công.
Nếu muốn xây trên đất dân thì buộc phải đền bù cho chủ đất, việc đền bù này không đơn giản mà củng chẳng rẻ, ví dụ như bạn là chủ đất ở khu vực đó thì bạn có chịu bán rẻ không?
Đất công: Chúng ta hiểu đất công là đất nhà nước, là đất toàn dân, không phải của ông bà nào trong dàn lãnh đạo hết. Và việc hoá giá đất công để xây nhà là một chính sách lớn, vì đó là tài sản chung, người ta sẽ đặt câu hỏi là tại sao đất của chung mà lại đi làm nhà cho 1 nhóm người nghèo. Ví dụ vậy thì trả lời làm sao? Về bản chất như thế là không công bằng.
Lấy ví dụ cụ thể hơn xíu, như anh em trong nhà có đứa giàu đứa nghèo, luật thừa kế không hề cho phép thằng nghèo được hưởng thừa kế ưu đãi hơn thằng giàu, không phải vì anh em nghèo thì được phần lớn hơn anh em giàu. Trong gia đình đã thế, xã hội cũng vậy.
Túm lại, muốn xây nhà cho người nghèo thì phải giải quyết câu chuyện đất. Hồi xưa xây được là vì đất hồi đó rẻ bèo không đáng kể. Ngày nay cũng xây được nếu ra Nhơn Trạch, xuống Long An, lên Củ Chi, những khu đất còn rẻ ấy.
Bán giá bao nhiêu ?
Coi như giá đất = 0đ (ví dụ tự nhiên sinh ra được đất), vậy để xây được một căn nhà tập thể thì giá thành bao nhiêu? Liệu người nghèo sẽ mua với giá bao nhiêu 1 căn?
Năm 2013, chỉ cần hơn 500tr là mua được 1 căn nhà đàng hoàng rồi, nhưng hồi đó như thế là giá vẫn cao.
Đến nay, 2021 thì cần 1tỷ để mua 1 căn nhà đàng hoàng, và thế giá vẫn cao? Vậy thì giá bao nhiêu là không cao, là phù hợp?
Và với mức giá như thế thì liệu rằng với giá vật liệu xây dựng, nhân công… như ngày nay, có làm nổi không? Rồi làm rẻ chất lượng kém thì có bị chửi không?
Ai được phép mua?
Ở SG này có phải chỉ người nghèo mới không có nhà không? Hay cả người không nghèo, thậm chí khá cũng không có nhà?
Vậy nếu có chính sách nhà cho người nghèo, thì vậy người khá không cần chính sách cho họ hay sao? Vậy thì nếu nghèo mà có nhà, khá không có thì liệu người ta có ráng làm việc để khá hơn không? Chắc là không.
Ví dụ sinh động hơn một chút, mùa Covid, nhiều nơi có phát đồ từ thiện, gạo, mì… nằm cứu đói, đó là một nét đẹp. Và đương nhiên việc phát như thế thường đúng đối tượng là người thiếu, vì người bình thường không thiếu đói họ sẽ không đến nhận. Giờ giả sử không phải phát gạo, mì, mà là cherry, táo mỹ, cá hồi… theo các bạn người có tiền họ có đến nhận không? Chắc hẳn là có, vì thường người ta sẽ lấy cái gì người ta thiếu.
Hiện nay chính sách NOXH có, và bán cho người nghèo, nhưng đa phần người khá mới mua được, lý do cũng rất là đơn giản, vì người khá họ cũng cần có nhà. Có thể ngăn chặn căn nhà số 2, số 3, nhưng không thể ngăn chặn căn nhà đầu tiên được, vì đầu tiên thì vẫn nằm trong diện được ưu tiên.
Bao nhiêu người ở SG cần nhà? Chắc mấy triệu người, thế thì để xây được mấy triệu căn nhà, bạn cần bao nhiêu đất, bao nhiêu tiền? Nhớ rằng CĐT bự như Vin thì 1 năm chỉ xây được ở Saigon tầm 20-40 ngàn căn thôi. Mấy triệu căn là một con số khủng khiếp.
Thực trạng
Theo mình biết thì hiện nay, các chủ đầu tư cũng không mặn mà nhà ở xã hội nữa, Hoàng Quân là đơn vị chuyên làm NOXH cũng tuyên bố không làm nữa. Nam Long có mấy dòng EhomeS cũng kẹt cứng. Hay nói cách khác là vô nghiệm.
Lý do là nhà nước để doanh nghiệp làm, nhưng tiền đất thì không được tính, hoặc đất tính theo bảng giá nhà nước. Mà như chúng ta cũng biết, cầm bảng giá nhà nước đi gom đất thì bị chém chạy không kịp.
Thời kinh tế thị trường, có làm có ăn, không bao nuôi. Có làm công bằng xã hội thì thông qua các chính sách thuế như thuế thu nhập thuế nhà thứ 2, thuế thuê nhà…..
Chúng ta cứ nghĩ như vầy, khi miếng bánh không to hơn được thì muốn người này ăn bánh nhiều hơn, thì người khác phải ăn ít lại, và cứ đụng đến chén cơm ắt hẳn sẽ bị phản đối, dù là chén cơm người giàu hay người nghèo.
Còn nếu muốn ai cũng có bánh ăn không ai đụng ai, thì phải làm sao cho cái bánh to ra, phải tạo ra nhiều lợi ích hơn, phải tiết kiệm hơn, phải thịnh vượng hơn, phải ham học hỏi hơn…
Tại sao nước ta không còn tình trạng bao cấp, bởi vì nhận thấy rằng nếu bao cấp sẽ xuất hiện một bộ phận không làm mà đòi ăn, không kích thích được sự phát triển.
Còn nếu về công bằng xã hội, thì chính sách thuế chính là chính sách để tạo ra công bằng, công bằng chứ không phải cào bằng, những người sử dụng nhiều tài nguyên hơn, lấy được nhiều lợi ích hơn thì đóng thuế nhiều hơn, để bù cho những người ít dùng tài nguyên. Còn nếu nhà mà như phát từ thiện, thì người nghèo chỉ có khi người giàu, người khá họ không cần. “
Tác giả: Đức Lê (facebook)
Join The Discussion